Hotline

0938.36.1189 Ms.Tuyền

0909.632.189 Ms. Giang
093.4000.769 Mr. An

Chiến dịch thanh tra lao động ngành may mặc: Vừa hướng dẫn vừa xử phạt răn đe

Date: 10.08.2015 | Tin tức & Sự kiện

may áo thun Sáng 28.7 tại Đà Nẵng, Thanh tra Bộ LĐTBXH triển khai thực hiện “Chiến dịch thanh tra lao động năm 2015 trong ngành may mặc” dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Chiến dịch được LĐLĐ TP, Sở LĐTBXH, các doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) nhiệt liệt hưởng ứng.

ao thun tron

Ưu tiên thanh tra ngành may mặc. in áo thun
Hiện cả nước có 6.000 DN dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu LĐ (chiếm khoảng 25% số LĐ của khu vực kinh tế công nghiệp VN). Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định và áp dụng pháp luật LĐ tại nơi làm việc còn tồn tại không ít hạn chế. Đó là lý do ngành này ưu tiên được thanh tra. Chiến dịch diễn ra tại 12 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Nai và TPHCM, thực hiện trong các tháng 5-9.2015, dự kiến thanh tra tại 150 DN. Riêng tại Đà Nẵng, Thanh tra Bộ LĐTBXH sẽ thanh tra 15 DN trong thời gian 29.7 - 8.8.

Chiến dịch gồm 2 hoạt động chính là truyền thông (phát tài liệu, tờ rơi, áp phích và các ấn phẩm truyền thông...) và thanh tra 10 DN tại mỗi tỉnh, riêng Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai và TPHCM thực hiện tại 20 DN, ưu tiên các DN có dưới 1.000 LĐ. Đợt thanh tra sẽ kiểm tra mức độ tuân thủ của DN đối với tất cả các quy định của pháp luật LĐ về an toàn, VSLĐ và các chính sách đối với NLĐ. Trong đó, chú trọng kiểm tra kỹ các nội dung: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; tiền lương làm đêm và làm thêm giờ; dụng cụ bảo vệ cá nhân; đường và cửa thoát hiểm, rủi ro về điện, môi trường LĐ, lập kế hoạch về VSATLĐ, huấn luyện về VSATLĐ.

xưởng dệt vải thun

Phải coi người lao động là tài sản quý

Ông Cù Đình Thi - Phó ban Chính sách - Pháp luật (LĐLĐ TP.Đà Nẵng) - đánh giá, chiến dịch thanh tra ngành may mặc lần này là bước đi quan trọng và hết sức ý nghĩa đối với NLĐ, đặc biệt là góp phần chấn chỉnh, nâng cao nhận thức chấp hành các quy định của pháp luật tại nơi làm việc của DN. “Hằng năm, chúng tôi tiến hành từ 15-20 đợt thanh tra DN nhưng con số này quá ít so với số DN trên địa bàn. Lý do là lực lượng thanh tra liên ngành quá mỏng. Vì vậy, để kiểm tra đầy đủ việc chấp hành thực hiện chế độ làm việc tại DN phải nói là khá khó khăn” - ông Thi nói.

Cũng theo ông Thi, ngành may mặc Đà Nẵng chiếm số lượng CN khá lớn nhưng đa phần lương thấp, công việc vất vả. Tuy nhiên, qua kiểm tra, trừ một số DN FDI chấp hành tốt các quy định, còn lại nhiều DN có môi trường làm việc, lối đi thoát hiểm không đảm bảo, việc chăm lo khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ cũng ít được chú trọng... “DN đừng chỉ biết là kinh doanh kiếm lợi nhuận mà không cần hiểu biết pháp luật. Họ phải coi NLĐ là tài sản quý giá nhất mới hoạt động bền vững, lâu dài được” - ông Thi nhấn mạnh.

Là DN 100% vốn Hàn Quốc, ông Hồ Sỹ Tân - Chủ tịch CĐCS Cty Kad Industrial S.A Việt Nam (KCN Hòa Khánh) - ủng hộ chiến dịch thanh tra của Bộ LĐTBXH. “Ngoài hướng dẫn, tuyên truyền, nếu phát hiện có sai phạm phải có chế tài đủ mạnh để răn đe. Làm sao đó, sau thanh tra việc đảm bảo chấp hành pháp luật, chăm lo cho NLĐ phải đi vào nền nếp. Đích đến cuối cùng là đời sống, việc làm cho NLĐ được nâng cao” - ông Tân nói.

Ông Lê Mạnh Kiểm - Phó Trưởng phòng Thanh tra ATVSLĐ (Bộ LĐTBXH) - cho biết: “Chúng tôi chọn Đà Nẵng vì có nhiều đơn vị dệt may. Tinh thần chiến dịch vẫn là tuyên truyền để giữa NLĐ và người sử dụng LĐ có mối quan hệ hài hòa, ổn định, qua đó giúp họ cùng nhau làm việc tốt hơn, an toàn hơn, nên không đặt việc xử phạt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với những lỗi DN “cắt bớt” quyền lợi của NLĐ, đã được các đơn vị quản lý tại địa phương nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm, chúng tôi kiên quyết xử lý. Còn đối với các lỗi như chưa rõ pháp luật, bản thân người sử dụng LĐ và NLĐ còn thấy mơ hồ, chưa hiểu hết, chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện”.